Thông tin thị trường

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện nay trên thị trường, giá bán thép xây dựng tại các nhà máy chưa bao gồm VAT phổ biến khoảng 10.100 – 10.350 đồng/kg đối với thép cây là từ 10.150 – 10.400 đồng/kg đối với thép cuộc. Thị trường thép miền Bắc dao động ở mức cao hơn miền Nam khoảng 1.000 – 1.500 đồng/kg. Như vậy, sau đợt điều chỉnh giá tăng thép cuối tháng 9/2007 của một số đơn vụ sản xuất thì những ngày đầu tháng 10, giá thép xây dựng các loại dự kiến sẽ tăng lên 200 – 400 đồng/kg so với tháng 9 do ảnh hưởng của giá phôi thép tăng cao.

Trước tình hình này, Cục Quản lý giá Bộ Tài chính đang xem xét và kiến nghị sẽ giảm mức thuế nhập khẩu thép từ 8% như hiện nay xuống còn 2%. Điều đó có nghĩa, nếu thực hiện việc giảm thuế này thì thuế xuất nhập khẩu của thép thành phẩm sẽ ngang bằng với thuế nhập khẩu phôi. Ông Nguyễn Tiến Thoả - Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, đây là một trong những công cụ mà chúng ta có thể áp dụng, tuy nhiên hiện nay mới đang xem xét, còn cụ thể có áp dụng hay không thì do Vụ Quản lý Thuế, Bộ Tài chính quy định.

Liệu việc áp dụng thuế nhập khẩu đối với thép thành phẩm sẽ khiến thị trường thép trong nước biến động theo hướng nào? Một số chuyên gia kinh tế và cả phía Hiệp hội Thép Việt Nam đều cho rằng, việc áp dụng giảm thuế đối với thép thành phẩm cần phải cân nhắc, thận trọng. Cơ sở mà họ nhận định vấn đề này là, giá thép thành phẩm của phía Trung Quốc đã rẻ, nếu chúng ta hạ thuế nhập khẩu thép nữa thì giá thép của Trung Quốc sẽ còn rẻ hơn nữa, khi đó, thị trường thép Việt Nam sẽ lại tràn ngập Thép Trung Quốc với giá rẻ, khiến cho các doanh nghiệp thép trong nước khó có thể cạnh tranh. Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho rằng: “Nguyên nhân cơ bản làm cho giá thép tăng, đó là giá phôi thép nhập khẩu tăng. Nếu muốn đưa giá thép về mức hợp lý thì phải giảm giá nhập khẩu phôi chứ sao lại giảm giá nhập khẩu thép thành phẩm? Thời gian qua, giá phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên, dẫn đến giá thép thành phẩm trong nước tăng, là sức ép để chúng ta phải mua thép thành phẩm của họ”.

Ông Cường cũng cho biết thêm, hiện tại, giá phôi thép mà phía Trung Quốc chào hàng với các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã được đẩy lên tới gần mức 700 USD/tấn, ở phía Bắc là 572 USD/tấn, còn phía Nam cao hơn ở mức 605 – 610 USD/tấn. Nhưng hiện tại, các doanh nghiệp trong nước không nhập khẩu phôi thép của Trung Quốc nữa mà chuyển sang mua của những nước như: Thái Lan, Malaysia,… với giả rẻ hơn khoảng 10%. Do vậy, có thể nói, bài toán nguyên liệu phôi không còn quá khó cho chúng ta nữa. Có thể trong thời gian tới, giá thép sẽ có chiều hướng ổn định chứ không tăng. Nhưng từ giờ đến cuối năm, giá thép vẫn tăng vì các doanh nghiệp sản xuất phải sử dụng nốt các nguyên liệu nhập với giá cao từ trước.

Như vậy, việc bình ổn giá thép bằng việc giảm thuế nhập khẩu thép thành phẩm sẽ có những tác động tới thị trường thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước. Vì vậy, việc cân nhắc có nên giảm thuế nhập khẩu thép hay không là điều chúng ta cần phải tính toán, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến ngành thép trong nước mà vẫn đảm bảo được lợi ích của người tiêu dùng./.


 (VOV)
 

SẢN PHẨM

 

LIÊN HỆ

 

map Số 193 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
phone (028) 3829.4623 - (028) 3823.0078
fax (028) 3829 0403 - (028) 38275693
Untitled-3 Email: kimkhitp@metalhcm.com.vn