Theo ông Cường những yêu cầu tại công văn 1308 của Bộ TNMT thậm chí còn khó thực hiện ngay cả với các doanh nghiệp sản xuất như Cty Đình Vũ hay Hòa Phát chứ chưa nói tới các doanh nghiệp thương mại (doanh nghiệp nhập khảu thép phế về bán lại cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước). Đại diện một doanh nghiệp cho rằng, việc yêu cầu doanh nghiệp phải lập phương án xử lý là hợp lý. Tuy nhiên những yêu cầu như “Chủ nhà máy phải chịu trách nhiệm lựa chọn, loại bỏ các đồ vật không thích hợp cho quá trình luyện thép trước khi đưa vào lò xử lý; chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại nếu để xảy ra sự cố hoặc ô nhiễm môi trường trong quá trình xử lý phế liệu” là không hợp lý. Theo doanh nghiệp này: “Chẳng có ông lãnh đạo nhà máy nào chịu đứng ra bảo lãnh trách nhiệm cho chúng tôi cả. Các doanh nghiệp này (doanh nghiệp luyện thép-PV) hoàn toàn có thể mua phế liệu tại các nguồn khác mà không phải cam đoan trách nhiệm.
Tuy nhiên, về phía mình, ông Trần Hồng Hà - Cục trưởng Cục BVMT (Bộ TNMT) cho rằng: So với các yêu cầu của Nhà nước về việc cấp phép cho các nhà máy xử lý chất thải những yêu cầu tại công văn 1308 là “không bằng”. Theo ông Hà phương án xử lý được đưa ra dựa trên quan điểm có sự kiểm soát để cảnh báo. Nếu chỉ là “có ô nhiễm” trên dưới ngưỡng cho phép vẫn có thể cho phép xử lý. Tất nhiên, nếu mức độ ô nhiễm quá mức cho phép thì sẽ có phương án khác an toàn hơn. Ông Hà cũng cho rằng, việc cam kết trách nhiệm sẽ do sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp thương mại và chủ nhà máy, còn việc quy định chủ nhà máy xử lý phải chịu trách nhiệm là hợp lý. Ông Hà cũng nhấn mạnh rằng đây có thể sẽ là lô hàng “xử lý tình huống cuối cùng” vì nếu cứ để tình trạng thế này không cơ quan quản lý nhà nước nào có thể có đủ thời gian để kiểm soát được tất cả các lô hàng nhập về. Trong khi đó, một đại diện khác của Cục BVMT cho rằng yêu cầu: “Chủ nhà máy phải chịu trách nhiệm lựa chọn, loại bỏ các đồ vật không thích hợp cho quá trình luyện thép trước khi đưa vào lò xử lý; chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại nếu để xảy ra sự cố hoặc ô nhiễm môi trường trong quá trình xử lý phế liệu” là hợp lý vì chủ nhà máy đương nhiên phải chịu những trách nhiệm đó, kể cả khi thép phế liệu mua từ các nguồn khác. Các nhà máy thép khi mua thép phế liệu về để nấu luyện phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sự cố (như cháy, nổ chẳng hạn). Đối với lô thép phế liệu nhập khẩu vi phạm pháp luật, lượng tạp chất nhiều hơn bình thường, thậm chí có lẫn cả chất thải nguy hại thì trách nhiệm phải càng cao. Trả lời câu hỏi liệu những yêu cầu của công văn 1308 có quá khó với doanh nghiệp hay không, ông Hà cho rằng đây là những yêu cầu rất thực tế và hợp tình, hợp lý. Ông Hà cho biết, trước khi đưa ra phương án xử lý, Cục BVMT đã có tham khảo tại các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản... “Trung Quốc họ còn lập hẳn một cơ quan cấp phép cho từng lô hàng nhập khẩu và các lô hàng này được kiểm tra ngay tại cảng đi trước khi vào Trung Quốc” - ông Hà nói.
Ông Trần Thế Loãn - Trưởng phòng Kiểm soát ô nhiễm, Cục BVMT cho biết, cho tới ngày 5/5/2008, mới có 2 doanh nghiệp là Cty CP tập đoàn Hòa Phát và Cty CP Đình Vũ là nộp đầy đủ phương án xử lý các lô thép phế của mình. Vẫn còn 3 doanh nghiệp khác là Cty TNHH Anh Trang, Cty TNHH thép Techmart và Cty kim khí TP HCM chưa hoàn thành phương án theo yêu cầu. Ông Loãn cho biết Cty Techmart đã nộp phương án xử lý các lô thép của mình tại một nhà máy tại Bắc Ninh. tuy nhiên chính nhà máy này hiện đang bị người dân xung quanh kiện vì gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó Cty kim khí TP HCM tuy cũng đã nộp phương án xử lý nhưng nhà máy xử lý lại là một nhà máy nhỏ mới được xây dựng tại Đăk Lắk. Đây là nhà máy sử dụng công nghệ luyện thép bằng lò trung tần nên không đạt yêu cầu và phải làm lại phương án xử lý. |
(DDDN)
SẢN PHẨM |
LIÊN HỆ |
|
|
Số 193 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM |