Theo ông, cạnh tranh có phải là một vấn đề của doanh nghiệp thép VN trong thời gian tới?
Ông
Lê Phước Vũ: Có thể nói là năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thép của
Việt Nam so với thế giới là rất thấp. Hiện nay chúng ta sản xuất được
khoảng 7 - 8 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu thép của thế giới thì
hàng tỷ tấn. Vì thép là nguyên liệu cơ bản, cho nên bất kỳ nền kinh tế
nào phát triển nhanh thì nhu cầu về thép cũng rất lớn. Khi có sự biến
động trong giá nguyên liệu thép, Việt Nam là nước sẽ chịu ảnh hưởng từ
giá thép nhanh nhất - đó là thống kê của tôi trong nhiều năm vừa qua.
Nói
cách khác, tôi cho rằng ngành thép là ngành rất nhạy cảm về giá, khi
nhu cầu tăng thì giá tăng rất nhanh và khi nhu cầu giảm thì giá giảm
cũng rất nhanh. Nên việc nhập khẩu thép từ các nước lân cận và từ những
nước phát triển trước mắt là vấn đề bình thường để giải quyết nhu cầu
xây dựng. Điều quan trọng vẫn là sự can điều hành của Nhà nước khi xử
lí các vấn đề xảy ra trong lĩnh vực này cùng với năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Đến giờ này tôi có thể khẳng định rằng các doanh
nghiệp thép của Việt Nam đã mạnh lên rất nhiều.
Sự điều hành của
Chính phủ, sự phối hợp của Hiệp hội thép trong điều hành vĩ mô, đã cải
thiện hoạt động xuất nhập khẩu thép một cách hợp lý, cũng nhờ đó, hỗ
trợ cho những doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam.
Thưa ông,
hiện nay kinh doanh trong lĩnh vực thép phụ thuộc rất nhiều vào các hợp
đồng xuất nhập khẩu, cũng như là phụ thuộc vào cơ chế điều hành vĩ mô.
Có ý kiến cho rằng tăng trưởng của ngành thép trong thời gian qua là
kết quả từ gói kích cầu của Chính phủ và sắp tới chưa thể nói trước kết
quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép sẽ còn khả quan như thời
gian qua hay không?
Vấn đề hiện nay là cần nhìn nhận rõ gói
kích cầu đã tác động đến thị trường thép như thế nào, sau khi kết thúc
kích cầu, nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng ra sao? Tôi cho rằng các
doanh nghiệp đã được tiếp sức rất lớn. Có thể nói là gói kích cầu đã
được triển khai đúng lúc, đúng liều lượng. Nhờ vậy, nền kinh tế Việt
Nam đã nhanh chóng vượt qua đáy khủng hoảng và bắt đầu phục hồi, tạo
nền tảng cho đà tăng trưởng trong những năm kế tiếp. Thị trường thép
tăng giá, song hành với quá trình tăng trưởng của kinh tế Việt Nam và
với những dấu hiệu phục hồi của kinh tế thế giới, đó là đương nhiên.
Cũng vì vậy, chúng tôi lạc quan cho rằng khi gói kích cầu của Chính phủ
hết thời gian hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, thì nền kinh tế chúng
ta cũng đã đủ sức để tiếp tục tăng trưởng. Nhu cầu thép sẽ còn tiếp tục
tăng cao, và giá thép cũng sẽ còn tăng.
Hoa Sen Group không
những kinh doanh trong lĩnh vực thép và cung ứng các sản phẩm vật liệu
công nghiệp mà còn đầu tư vào cảng biển và bất động sản. Trong niên độ
tài chính này, Hoa Sen Group sẽ thu về được những gì hoạt động đầu tư
trên?
Hiện nay, Hoa Sen Group vẫn thu lợi nhuận chủ yếu từ
những sản phẩm truyền thống, đó là tôn, ống thép và ống nhựa. Chúng tôi
cũng đang đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và cảng biển. Đây là đầu tư
mở rộng, vì chúng tôi muốn đa dạng ngành hàng, khai thác và tận dụng ưu
thế của từng lĩnh vực để các lĩnh vực có thể hỗ trợ lẫn nhau. Chúng tôi
cũng khai thác lợi thế về dòng tiền, cơ cấu tỷ lệ chuyển đổi đầu tư để
bảo đảm sự mức độ rủi ro được phân tán trong mỗi lĩnh vực ở mức thấp
nhất, đảm bảo giá trị gia tăng cho sản phẩm mới và trong những lĩnh vực
mới theo sát nhu cầu thị trường.
Hoa Sen Group đã có những
lúc tăng lợi nhuận đột biến, vậy nay đã gần hết tháng 8, ông có thể ước
tính về mức lợi nhuận tháng 8 của Hoa Sen cũng như lợi nhuận quý IV
trong niên độ tài chính này?
Vào những ngày đầu năm 2009,
chúng tôi nhận định rằng nền kinh tế thế giới sẽ chưa thể vượt qua
khủng hoảng và cũng không dám đưa ra dự báo khả năng phục hồi của nền
kinh tế sẽ nhanh như hiện nay. Đó là sự thận trọng cần thiết. Vì vậy,
mức kế hoạch đưa ra cũng tương đối khiêm tốn. Nhưng, cũng do bám sát
nhịp độ phục hồi của nền kinh tế, đến giờ này Hoa Sen Group đã đạt lợi
nhuận ít nhất là gấp đôi so với kế hoạch cao nhất đề ra từ đầu năm, và
khả năng là sẽ còn cao hơn. Các cổ đông có thể sẽ hài lòng với sự điều
hành cũng như những bước tăng trưởng của Hoa Sen Group trong giai đoạn
vừa qua và sắp tới.
Như ông đã chia sẻ với nhà đầu tư trong
buổi hội thảo “HSG: Tăng trưởng hậu khủng hoảng” tại Sàn giao dịch CTCK
Thành phố Hồ Chí Minh, ông cho rằng cổ phiếu HSG hiện nay vẫn còn rẻ.
Cơ sở nào ông nhận định như vậy và theo ông thì ở mức độ nào, giá cổ
phiếu của HSG hợp lý?
Tôi nghĩ giá cổ phiếu luôn chịu nhiều
tác động, cái chính là nhà đầu tư đánh giá và kỳ vọng tiềm năng của
doanh nghiệp niêm yết ra sao. Trong giai đoạn vừa rồi nhiều doanh
nghiệp thép trên thế giới lỗ nặng, có doanh nghiệp phá sản. Hoa Sen
Group đã nỗ lực để không những không bị lỗ nặng, mà còn đạt lợi nhuận
cao. Lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu của HSG hiện nay ước tính
khoảng 3.000 đồng. Tôi nghĩ đây là một kết quả khả quan.
Đồng
thời với lượng tồn kho nguyên liệu ở mức giá thấp, có thể cho chênh
lệch giá khi bán ra thị trưởng khoảng 35 triệu USD, chắc chắn rằng
trong niên độ tới kết quả kinh doanh của Hoa Sen rất khả quan. Ngoài
ra, chúng tôi không chỉ hướng đến lợi nhuận từ doanh thu bán hàng với
các sản phẩm đã có, mà còn tiếp tục triển khai và đẩy nhanh tiến độ thi
công nhà máy Tôn Phú Mỹ, dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2010, và
mở rộng thêm các chi nhánh bán hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp để
hướng đến sự bền vững trong tăng trưởng. Trên cơ sở này, tôi mới có thể
đưa nhận định cổ phiếu HSG hiện nay ở mức rẻ. Tôi tin rằng, khi các nhà
máy của Hoa Sen Group đi vào cung cấp sản phẩm với công suất cao, cũng
như các dự án đầu tư đa ngành đến thời điểm gặt hái kết quả, lợi nhuận
của chúng tôi sẽ không dừng lại ở mức độ như hiện nay. Và nhà đầu tư
cũng sẽ có cơ sở để kỳ vọng nhiều hơn vào tiềm năng của giá cổ phiếu
HSG.
Xin cảm ơn ông!
Theo Stockbiz
SẢN PHẨM |
LIÊN HỆ |
|
|
Số 193 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM |