Thông tin thị trường

Tính chung 7 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của Việt Nam đạt 8,3 triệu tấn, kim ngạch xấp xỉ 5 tỉ USD, tuy giảm 4,18% về lượng song lại tăng 94,44% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2007.

Bên cạnh đó, do giá thép thế giới giảm mạnh và nhu cầu tiêu thụ chậm lại (đang trong mùa mưa), nên nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép đã giảm giá bán trong nước để nhanh chóng thu hồi vốn: giá thép xây dựng của các đơn vị sản xuất và liên doanh với Tổng công ty thép (giá chưa trừ chiết khấu và chưa có VAT) tại các tỉnh phía Bắc hiện đứng ở mức 16,85-17,5 triệu đồng/tấn, tại các tỉnh phía Nam ở mức 17,23-17,6 triệu đồng/tấn, giảm 200 nghìn – 3 triệu đ/tấn (tuỳ theo chủng loại) so với tháng 7/2008. Theo Hiệp hội thép và TCT thép, ước lượng thép sản xuất trong tháng 8 này sẽ đạt 220 nghìn tấn (riêng TCT thép là 90 nghìn tấn), ước tính 8 tháng đầu năm 2008 sẽ đạt 2,4 triệu tấn. Ước lượng thép tiêu thụ trong tháng 8 là 200 nghìn tấn (lượng tiêu thụ trong tháng 7 là 250 nghìn tấn), trong đó tiêu thụ của Tcty thép là 75 nghìn tấn, đưa tổng lượng thép tiêu thụ trong 8 tháng đầu năm 2008 dự tiníh là 200 nghìn tấn, lượng phôi chuẩn bị cho sản xuất trong tháng là 400 nghìn tấn. Dự báo thời gian tới giá thép trong nước sẽ ổn định dần.
Mặt khác, theo Reuter, giá thép trên thế giới dự báo có thể sẽ tiếp tục tăng lên trong quý 3/2008 do giá nguyên liệu thô tăng nhảy vọt và nguồn cung khan hiếm. Các nhà máy thép tại Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nhà máy thép tại châu Âu sẽ tăng giá bán cho khách hàng. Tình hình đặt giá  hiện nay bị chi phối bởi giá nguyên liệu thô leo thang và nguồn cung yếu do nguồn cung thép từ bên ngoài giảm mạnh. Giá các nguyên liệu thô sản xuất thép như quặng sắt và than luyện cốc cũng tăng mạnh trong năm nay. Phôi thép sản phẩm bán thành phẩm để chế tạo thép dài đã tăng hơn 40% trên sở giao dịch LME kể từ cuối tháng 2, thời điểm bắt đầu giao dịch hợp đồng kỳ hạn. Mặt khác, nguồn cung khan hiếm từ Trung Quốc sau khi nước này cắt giảm thuế xuất khẩu đã đẩy giá thép tăng mạnh. Giá cũng đã tiếp tục tăng lên trong một số thời điểm trong tháng này do người tiêu dùng cuối cùng đã chấp nhận mức tăng. Dự trữ vẫn giảm do các trung tâm giao dịch không muốn dự trữ giá vào thời điểm giá đang cao và chi phí lưu kho trở lên đắt đỏ. Nhu cầu tiêu thụ cũng dự kiến tăng đạt xấp xỉ 1,3 tỉ tấn trong năm nay, tăng khoảng 6,7% so với năm 2007. Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc dẫn đầu mức tăng trưởng với dự kiến tăng 11,1% trong năm 2008 và 10,3% trong năm 2009. Tiêu thụ thép của Trung Quốc dự kiến tăng thêm khoảng 10% trong năm 2008 và thêm 10% trong năm 2009. Tại Liên minh châu Âu, sản lượng thép đạt tổng cộng 210 triệu tấn trong năm 2007, tăng 1,6% so với năm trước đó. Công suất sản xuất thép thế giới dự kiến tăng gần 19% trong thời gian từ 2007 đến 2010. Song nhu cầu vững và nguồn cung phế liệu vẫn thấp so với nhu cầu sẽ làm giá thép cao hơn trong nửa cuối năm 2008 sau khi tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm nay. Cơ quan sắt và thép thế giới dự kiến nhu cầu tiêu thụ thép thế giới sẽ tăng khoảng 6,7% trong năm 2008, đạt gần 1,3 tỉ tấn. Đây là mức tăng sử dụng thép kỷ lục. Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil sẽ là những động lực chính đẩy mạnh tăng trưởng do kinh tế phương Tây giảm sút.
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm 2008, hầu hết các thị trường xuất khẩu sắt thép sang Việt nam đều có sự tăng trưởng mạnh. Ngoài hai thị trường dẫn đầu là Trung Quốc và Nhật Bản thì nhập khẩu sắt thép của Việt Nam từ hầu hết các thị trường còn lại đều tăng rất mạnh so với 7 tháng đầu năm 2007, cụ thể như nhập khẩu từ Đài Loan tăng 56,62% về lượng và 100,18% về trị giá, đạt 528,8 nghìn tấn, kim ngạch 461,9 triệu USD, nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng 150,12% về lượng và 160,11% về trị giá, đạt 457,2 triệu tấn, kim ngạch 408,1 triệu USD, nhập khẩu từ Nga tăng 332,96% về lượng và 438,6% về trị giá, đạt 530,4 nghìn tấn, kim ngạch 369,1 triệu USD, nhập khẩu từ Malaysia tăng 62% về lượng và 104,49% về trị giá, đạt 263,4 nghìn tấn, kim ngạch 212,3 triệu USD...
Đáng chú ý, nhập khẩu sắt thép từ Ucraina tuy đạt kim ngạch không cao so với một số thị trường nhưng lại có sự tăng trưởng rất mạnh, với 306,2 nghìn tấn, trị giá 201,3 triệu USD, tăng 8.206,51% về lượng và 7.174,84% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng 18.630,71% về lượng và 17.886,48% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007, tuy chỉ đạt 73,8 nghìn tấn, với kim ngạch 49,9 triệu USD.
Trong 7 tháng đầu năm 2008, nhập khẩu một số chủng loại thép đều tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, phôi thép tăng 56,83% về lượng và 143,56% về trị giá, thép cán tăng 38,22% về lượng và 95,6% về trị giá, thép không gỉ tăng 111,16% về lượng và 13,3% về trị giá...

Ngoài ra, một số chủng loại tuy giảm về lượng nhưng vẫn tăng về trị giá như thép cuộn giảm 41,77% về lượng song lại tăng 116,84% về trị giá, thép tấm giảm 55,54% về lượng nhưng tăng 132,68% về trị giá...

(TTTMVN)

SẢN PHẨM

 

LIÊN HỆ

 

map Số 193 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
phone (028) 3829.4623 - (028) 3823.0078
fax (028) 3829 0403 - (028) 38275693
Untitled-3 Email: kimkhitp@metalhcm.com.vn