Thông tin thị trường

Tuy nhiên, giá thép tại Mỹ đã giảm 3,1% trong tháng 6 vừa qua, giảm 11 tháng liên tiếp do suy thoái kinh tế khiến nhiều nhà máy thép giảm giá sản phẩm.

Giá trung bình của thép tấm cuộn nóng giảm xuống 380 USD/tấn so với với 392 USD/tấn trong tháng 5. Giá thép cuộn lạnh cũng giảm 2,1% xuống 467 USD/tấn.

Giá thép cuộn nóng đã giảm 64% từ mức kỷ lục 1.068 USD/tấn trong tháng 7 năm ngoái do kinh tế toàn cầu suy thoái khiến nhu cầu thép trong các ngành ô tô xe máy, đồ dùng trong nhà giảm.

Hai hãng thép lớn nhất nước Mỹ là US Steel và Nucor đã phải cắt giảm sản lượng để theo kịp với nhu cầu trong trong cuộc suy thoái lớn nhất trong gần nửa thế kỷ.

Thị trường thép tiếp tục uể oải dù một số nhà phân tích dự đoán kinh tế bắt đầu hồi phục.

Thị trường thép tại Mỹ dự báo sẽ vẫn suy yếu cho đến hết năm 2009. Các nhà máy thép thừa nhận có rất ít tác động từ gói kích cầu của chính phủ.

Dự đoán, giá thép thế giới sẽ hồi phục vào cuối năm nay sau đợt giảm mạnh vào lúc suy thoái do nhu cầu của Trung Quốc tăng mạnh trong khi xuất khẩu của nước này giảm và tiêu thụ ở châu Âu và Mỹ bắt đầu hồi phục.

Triển vọng dài hạn của thép vẫn rất lạc quan, giám đốc của Macquarie dự đoán, nhu cầu thép trong năm 2009 sẽ ở mức 1.214 triệu tấn so với 1.352 triệu tấn được tiêu thụ trong năm 2008. Ngoại trừ Trung Quốc, nhu cầu sẽ giảm 19,9% xuống còn 702 triệu tấn.

Nước tiêu thụ thép lớn nhất thế giới là Trung Quốc sẽ sử dụng nhiều thép trong năm nay hơn bất kỳ khu vực nào với 511 triệu tấn, tăng 7,6% từ mức 475 triệu tấn năm ngoái.

Nhu cầu của Trung Quốc sẽ cao hơn 25 đến 30 triệu tấn so với tiêu thụ thực tế do do người mua đang cơ bổ sung dự trữ sau khi bán ra vào năm ngoái.

Nhu cầu tại Trung Quốc phần lớn là trong ngành xây dựng. Trong lúc xuất khẩu vẫn giảm, những ngành trong nước như xe hơi, đóng tàu, đường dắt, dầu mỏ và gas lại sẽ tăng trưởng và cần nhiều thép hơn.

Trong lúc đó, nhu cầu cầu thép tại Bắc Mỹ lại giảm sâu 28,7% xuống 88 triệu tấn so với 123 triệu tấn vào năm 2008 do tiền kích cầu không đổ vào cơ sở hạ tầng giống Trung Quốc.

Sản phẩm thép thanh của Trung Quốc sẽ tăng mạnh nhất. Đến hết tháng 5, sản phẩm này đã tăng 23% trong khi nhu cầu thép tấm chỉ tăng 2-3% do tăng trưởng trong ngành xây dựng.

Do đoán trước tăng trưởng sau này, Trung Quốc đã nhận ra cơ hội chỉ có một lần để mua hàng hóa giá rẻ và nguyên liệu thô để hiện đại hóa nền kinh tế.

Nhập khẩu nguyên liệu thô như dầu, than đá, và quặng sắt đều tăng mạnh. Xuất khẩu thép giảm trong hơn 9 tháng nhưng tình hình hiện đã thay đổi khi đơn đặt hàng bắt đầu tăng trở lại ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Hiệp hội ngành thép không gỉ thế giới dự báo, sản lượng thép không gỉ thế giới sẽ tăng 6% so với năm trước, đạt 29,32 triệu tấn trong năm nay. Năm 2008, sản lượng thép không gỉ châu Á dự kiến tăng 7,3%, đạt 17,2 triệu tấn; tăng 4,4% tại Tây Âu và châu Phi, đạt 9,05 triệu tấn; thêm khoảng 3,7% hay 2,7 triệu tấn từ châu Mỹ.

Năm 2007, sản lượng thép không gỉ toàn cầu giảm 2,9% so với năm 2006, xuống 27,6 triệu tấn. Sản lượng thép không gỉ tại nhiều khu vực khác nhau của thế giới đều sụt giảm mạnh, như Tây Âu và châu Phi giảm 13,3%, còn 8,7 triệu tấn; châu Mỹ giảm 15,2%, còn 2,5 triệu tấn; Trung và Đông Âu giảm 3% còn 365.000 tấn.

 

SẢN PHẨM

 

LIÊN HỆ

 

map Số 193 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
phone (028) 3829.4623 - (028) 3823.0078
fax (028) 3829 0403 - (028) 38275693
Untitled-3 Email: kimkhitp@metalhcm.com.vn