Thông tin thị trường

Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu làm cho nhu cầu mặt hàng thép giảm mạnh. Từ đó xảy ra tình trạng các doanh nghiệp thép nước ngoài như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, một số nước ASEAN đưa các sản phẩm phôi và thép thành phẩm vào Việt Nam bán phá giá.

Thậm chí có những doanh nghiệp thép nước ngoài tìm cách lách thuế, nhập số lượng lớn thép hợp kim dưới dạng thép xây dựng, gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp sản xuất thép vốn đang gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Từ năm 2014 trở đi, khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu thép xuống còn 0-5% theo các cam kết WTO, ngành thép trong nước sẽ đối mặt với thách thức lớn hơn hiện nay.

Đó là vì ngành thép nước ta có quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ ở trình độ thấp, phần lớn lại tập trung vào khâu nhập phôi về để cán thép, chỉ có số ít có đầu tư từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn để luyện và cán thép sản phẩm. Các sản phẩm thép đơn điệu, tập trung chủ yếu vào thép xây dựng, chưa đáp ứng được nhu cầu về thép tấm, lá, băng.

Vị trí đặt quảng cáoNhững khó khăn trên, cộng với chi phí đầu vào cao làm cho thép do Việt Nam sản xuất giá cao và chất lượng thấp, khó cạnh tranh được với thép nước ngoài nhập khẩu.

Trước khó khăn của ngành thép trong ngắn hạn, trong tháng 3 và 4-2009, Bộ Tài chính đã điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ 5% lên 8% và thuế nhập khẩu sản phẩm thép từ 12% lên 15%, tăng thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhóm 72.27 và nhóm 72.28 lên 10% nhằm chống việc lách thuế đối với nhóm thép hợp kim.

Việc tăng thuế nhập khẩu phôi thép, thép thành phẩm, truy thu thuế nhập khẩu thép hợp kim là cần thiết để bảo vệ sản xuất thép trong nước, một ngành thâm dụng vốn (vay ngân hàng nhiều) và đang thu nhận nhiều lao động. Nếu không, sản xuất thép sẽ bị thu hẹp, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thép mà còn tác động xấu đến việc làm của người lao động và hoạt động của ngân hàng.

Tuy nhiên, thuế chỉ là giải pháp nhất thời không phải là dài hạn. Vì theo cam kết WTO, đến năm 2014 thuế nhập khẩu thép chỉ còn 0-5%. Theo cam kết khu mậu dịch tự do trong khuôn khổ hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT/AFTA, từ 2006 Việt Nam có 5.000 dòng thuế chỉ còn 0-5%, trong đó có thép và đến 2015 chỉ còn mức 0%.

Trước việc thép nước ngoài với giá rẻ tràn vào thị trường nước ta, các doanh nghiệp Việt Nam có thể kiện các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá, nhưng việc này không đơn giản cả về thủ tục pháp lý lẫn kinh nghiệm xử kiện.

Giải pháp cơ bản nhất giúp ngành thép vượt qua khủng hoảng ngắn hạn và để có sự phát triển bền vững trong dài hạn là nâng cao sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam.

Trước mắt các doanh nghiệp thép cần cắt giảm chi phí không hợp lý, quản trị doanh nghiệp công khai, minh bạch, hiệu quả hơn. Mạnh dạn thực hiện việc mua lại, sáp nhập một số doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả. Đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau. Hiệp hội thép phát huy vai trò của mình trong việc khuyến cáo người sản xuất và tiêu dùng thép, sử dụng thép có chất lượng (thép cuộn xây dựng nước ngoài có loại không tốt bằng thép Việt Nam, đừng ham rẻ mà ảnh hưởng đến chất lượng công trình).

Các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm quy hoạch thép đã được phê duyệt. Tăng đầu tư vào phát triển các nhà máy thượng nguồn, luyện thép, sản xuất phôi thép, các mặt hàng thép tấm, lá, băng. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, tái cơ cấu ngành thép. Doanh nghiệp và Hiệp hội thép nên đề nghị Nhà nước hỗ trợ phát triển về nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực... để nâng cao sức cạnh tranh.

(TBKTSG)

SẢN PHẨM

 

LIÊN HỆ

 

map Số 193 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
phone (028) 3829.4623 - (028) 3823.0078
fax (028) 3829 0403 - (028) 38275693
Untitled-3 Email: kimkhitp@metalhcm.com.vn