Tuy nhiên, thị trường thép cũng đối mặt với nhiều tín hiệu trái chiều từ sựï tham gia ngày càng đa dạng của thép nhập ngoại. Theo thông lệ, hai tháng đầu năm vẫn được xem là thời gian của các nhà thương mại. Các doanh nghiệp thường trữ thép, chờ mùa xây dựng bắt đầu từ tháng 3 trở đi. Đây cũng là thời điểm lượng thép tiêu thụ bắt đầu tăng mạnh.
Riêng trong năm nay, thị trường phải chờ đợi thêm những tác động tích cực từ việc thực hiện các biện pháp kích cầu của Chính phủ như hạ thuế giá trị gia tăng, cho vay với lãi suất thấp...Trước đó, vào đầu tháng 2, các doanh nghiệp thép trong nước đã giảm giá thêm 500.000 đồng/tấn thép để kích thích tiêu thụ. Giá thép hiện tại mà các doanh nghiệp ngành thép đang bán ra theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) là 10 -10,5 triệu đồng/tấn, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và cước vận chuyển. Mức giá này cũng được các doanh nghiệp cho là “ổn” bởi giá phôi thế giới hiện chào ở mức khoảng 380 USD/tấn.
Theo nhiều doanh nghiệp cán thép, vào lúc này, sản xuất bằng phôi nhập khẩu đang có ưu thế hơn so với phôi sản xuất trong nước. Nguyên do là, giá phôi nhập tính theo tỷ giá hiện hành chưa tới 7 triệu đồng/tấn trong khi giá phôi trong nước đang dao động quanh mức 8 triệu đồng/tấn. Tuy vậy, với thị trường chỉ mới đang dừng lại ở các tín hiệu, thì việc nhập khẩu phôi cũng không được các doanh nghiệp mặn mà.
“Tuần cuối tháng 2 vừa qua, không có một giao dịch nhập khẩu phôi thép nào được ký bởi thị trường tiêu thụ vẫn ế ẩm. Các doanh nghiệp cán thép cũng không có tiền để nhập phôi về chờ vì bán hàng vẫn chậm”, một doanh nghiệp thép ở Hải Phòng cho hay.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ không chỉ “một mình một sân” mà còn tiếp tục phải cạnh tranh với thép ngoại, và không chỉ đến từ Trung Quốc. Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch VSA cho hay, từ tháng 2 trở lại đây, thép nhập từ các nước ASEAN vào các tỉnh phía Nam đang có chiều hướng tăng lên do các nước xung quanh cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ. Như vậy, thay vì chỉ cạnh tranh với thép Trung Quốc như trước đây, “đối thủ” của các doanh nghiệp trong nước đã mở rộng.
Đáng nói là sản phẩm ừ các nước láng giềng có lợi thế do thuế 0% khi sản phẩm đạt tỷ lệ 40% sản xuất tại ASEAN.
“Giá thép nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia đang được chào rẻ hơn 500.000 đồng/tấn khiến khách hàng trong nước phải cân nhắc khi quyết định mua hàng. Điều này cũng ảnh hưởng tới tiêu thụ thép sản xuất trong nước”, ông Cường nói.
Tháng 2 vừa qua, lượng thép tiêu thụ mới ở mức 230.000-240.000 tấn, còn tháng 1 trước đó là 175.000 nghìn tấn. So với mức tiêu thụ được mong đợi bình quân 300.000 tấn/ tháng thì có thể thấy rất rõ tình trạng chờ đợi của các bên trên thị trường thép.
Cảnh báo về tình trạng nhập khẩu thép cuộn từ các nguồn trong ASEAN, các chuyên gia cũng cho rằng, tuy mới chỉ có thép cuộn được nhập khẩu vào nhưng với tỷ lệ thép cuộn chiếm khoảng 30% tổng lượng thép xây dựng tiêu thụ thì rõ ràng các doanh nghiệp trong nước đang bỏ rơi một phần thị trường không nhỏ cho thép ngoại. Mặc dù các doanh nghiệp trong nước vẫn tự hào đã khẳng định được tên tuổi của mình với sản phẩm thép cây, nhưng thép cuộn nhập khẩu chiếm khoảng 60% thị phần về thép cuộn là điều không hề vui.
(Dautu)
SẢN PHẨM |
LIÊN HỆ |
|
|
Số 193 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM |