Thông tin thị trường

Song vẫn có một vài vấn đề chưa được làm sáng tỏ ở đây. Trung Quốc bắt đầu có nhiều đơn đầu tư hơn nhờ gói kích thích đang đe dọa khả năng thu nhận trong khi lượng tiền mặt bơm vào đang tạo ra những bong bóng bất động sản.

Lý do dành cho gói kích thích của Trung Quốc rất đơn giản. Trong khi Trung Quốc đang chịu thiệt hại từ cuộc khủng hoảng tài chính theo kiểu phương Tây, quốc gia này lại chịu tác động từ những hiệu ứng cấp hai do xuất khẩu bỗng nhiên đổ sập. Năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng trong hàng xuất khẩu đạt 25,7%, trong đó hàng xuất khẩu chiếm 36% GDP. Tháng 11 năm ngoái, xuất khẩu sụt giảm 2,2% và tình hình tiếp tục xấu đi kể từ đó. Tháng 5/2009, xuất khẩu giảm 26,4% so với đầu năm nay. Tình hình giảm xuất khẩu có thể khiến GDP hạ bớt xuống 3% điểm. Nếu tính cả những tác động gián tiếp, tình trạng này có thể chiếm 5% điểm so với tăng trưởng năm 2008 của nước này.

Đứng trước tình trạng trên, chính phủ Trung Quốc đã phản ứng rất nhanh. Tháng 11/2008, chính phủ đã để lộ gói kích thích trị giá 580 tỷ USD cho năm 2009 và năm 2010. Quy mô gói kích thích này rất lớn, chiếm 14% GDP năm 2008.

Trung Quốc có thể có đủ khả năng mở rộng chính sách tài chính. Hơn một thập kỷ qua, thâm hụt ngân sách Trung Quốc có chiều hướng chậm lại, năm 2007 tình trạng này còn dư ra. Như vậy, khoản nợ của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 20% GDP, thậm chí sau khi nhờ đến gói kích thích. Chính phủ nước này từ lâu nổ tiếng có thừa về tài thao lược.

Vấn đề quan trọng hiện nay đối với gói kích thích là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Đầu tư vào bất động sản từ lâu đã trở thành nỗ lực quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, khiến tăng trưởng tăng nhanh hơn GDP từ khi bước vào thế kỷ mới. Tuy nhiên, sức ép lạm phát cũng sẽ thay thế sức ép về giảm phát.

Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã nhắm đến các kế hoạch kiểm soát bằng chính sách kinh tế vĩ mô. Đây chính là nguyên nhân chính khiến đầu tư bất động sản tăng đến chóng mặt, năng suất lao động đã được xây dựng tại cùng thời điểm. Tiếc thay, những nỗ lực của chính phủ nước này đã đi chệch hướng trong việc kiềm chế cơn sốt đầu tư. Đơn cử như năm 2004, chính phủ nước này đã nỗ lực đưa ra chính sách khẩn cấp trong cơn sốt đầu tư sản xuất thép, công suất sản xuất thép Trung Quốc bấy giờ đạt 400 triệu tấn. Năm 2007 là 600 triệu tấn. Chỉ khi xuất khẩu suy sụp thì năng suất dư thừa mới được phơi bày.

Để duy trì tăng trưởng tốt và tránh khỏi tỷ lệ thất nghiệp quy mô, chính phủ Trung Quốc đã thay thế nhu cầu nước ngoài bằng nhu cầu nội địa. Song sẽ rất khó khăn để kích thích tiêu dùng trong nước trong một thời gian ngắn và nhu cầu đầu tư lại trở thành một lựa chọn ưu tiên. Do vậy, tỷ lệ tăng trưởng ở khu vực đầu tư bất động sản sẽ đạt 36% trong 6 tháng đầu năm 2009 và tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc có thể vượt trội 50% GDP nhờ gói kích thích khổng lồ này.

Để giành được tăng trưởng, Trung Quốc cần cân bằng tốt giữa việc chèo lái đất nước ra khỏi khủng hoảng cùng với những cải cách trong cấu trúc. Nếu Trung Quốc thất bại trong vấn đề cải tổ bao gồm sự phụ thuộc vào xuất khẩu, tỷ lệ đầu tư cao và lỗ hổng thu nhập lớn, tăng trưởng rất có thể sẽ ít được ghi nhận. Cuộc khủng hoảng hiện nay đang tạo cho Trung Quốc cơ hội tốt không chỉ đối với sự điều chỉnh trong cấu trúc mà còn tiến hành cải cách đối với các thể chế tài chính. Đây chính là lợi ích không chỉ của riêng Trung Quốc mà còn của cả thế giới để tìm ra các biện pháp cần thiết thực hiện.

Theo Vitinfo

SẢN PHẨM

 

LIÊN HỆ

 

map Số 193 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
phone (028) 3829.4623 - (028) 3823.0078
fax (028) 3829 0403 - (028) 38275693
Untitled-3 Email: kimkhitp@metalhcm.com.vn