Tin tức

Thép nội lo ngại các FTA

Trong các ngành hàng chịu sức ép cạnh tranh khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), mở cửa và hội nhập sâu rộng với thế giới, thì sắt thép được liệt vào ngành bị ảnh hưởng lớn hơn cả.

Gia tăng thị phần, giảm thiểu rủi do

Giá thép biến động khó lường đang là một trong những rủi ro lớn nhất mà các công ty trong ngành thép phải đối mặt. ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC), để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

VNSteel: LNST 6 tháng vượt kế hoạch

Trong 6 tháng đầu năm, VNSteel cũng đã chi ra gần 12.000 tỷ để chi trả nợ gốc vay khiến cho dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 986 tỷ.

Tổng công ty thép Việt Nam VNsteel đã công bố BCTC hợp nhất quý 2/2014

Theo đó, doanh thu thuần quý 2/2014 của Tổng công ty này đạt 6.118 tỷ - giảm 7% so với cùng kỳ, nâng doanh thu thuần 6 tháng đầu năm lên 11.751 tỷ - giảm 12,3%. Nhờ giá vốn/doanh thu giảm nhẹ, lợi nhuận gộp quý 2 vẫn đạt 310 tỷ. Trong khi đó, tính chung 6 tháng thì tỷ lệ này vẫn là 94,9% như cùng kỳ nên lợi nhuận gộp giảm 11,3% còn 603 tỷ.

Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp luôn là những khoản chi phí lớn nhất của VNsteel. Mặc dù đã giảm được chi phí tài chính 15,4% và giảm chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 30% nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý 2/2014 của doanh nghiệp vẫn âm 45,2 tỷ (thấp hơn nhiều so với con số âm 144 tỷ cùng kỳ).

Nhờ khoản lợi nhuận khác 28,2 tỷ và 60,3 tỷ lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết nên kết quả cuối cùng, VNSteel đạt gần 37 tỷ lợi nhuận sau thuế trong quý 2. LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 29,1 tỷ.

6 tháng đầu năm 2014, chi phí tài chính của doanh nghiệp giảm gần 30% còn 336 tỷ. Trong đó, lãi tiền vay giảm từ 416 tỷ xuống còn 270,5 tỷ là yếu tố tác động manh nhất. Lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ cũng giảm từ 48 tỷ còn 22 tỷ. Nhưng chi phí tài chính khác thì tăng từ 1,3 tỷ lên 34 tỷ.

Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 25% còn lợi nhuận khác tăng 132%, cùng với hơn 100 tỷ lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết, trong 6 tháng đầu năm, VNSteel có lãi sau thuế là 85 tỷ đồng. LNST của cổ đông công ty mẹ là 75,4 tỷ đồng. EPS đạt 111 đồng.

Tính đến cuối quý 2/2014, Tổng công ty thép Việt Nam vẫn đang lỗ lũy kế 767 tỷ.

Năm 2014, VNSteel đặt kế hoạch rất thấp, kể cả so với kết quả năm 2013: doanh thu 12.702 tỷ, lợi nhuận gần 36 tỷ. Như vậy, sau nửa năm, VNSteel đã gần hoàn thành kế hoạch doanh thu và gấp đôi kế hoạch. Tuy nhiên, với vốn chủ sở hữu là 6.209 tỷ thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trong 6 tháng của VNSteel chẳng đáng là bao.

VNSteel: LNST 6 tháng vượt kế hoạch (1)

Với mặt bằng lãi suất vay giảm so với năm 2013, VNSteel có điều kiện thuận lợi để giảm chi phí tài chính. Ngoài ra, số dư vay nợ ngắn hạn tại thời điểm cuối quý 2/2014 của Tổng công ty này cũng đã giảm hơn 1.000 tỷ từ 7.921 tỷ xuống còn 6.889 tỷ. Dù vậy, tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản cuối quý 2 vẫn là 68% - tương đương hồi đầu năm. Trong 6 tháng đầu năm, VNSteel cũng đã chi ra gần 12.000 tỷ để chi trả nợ gốc vay khiến cho dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 986 tỷ. Trong 6 tháng đầu năm, VNSteel cũng đã chi ra gần 12.000 tỷ để chi trả nợ gốc vay và vay nợ 10.865 tỷ khiến cho dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 986 tỷ.

Đối với một tổng công ty như VNSteel, lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết là một khoản không nhỏ giúp cho Kết quả kinh doanh hợp nhất thoát lỗ. Cuối quý 2, giá trị đầu tư vào công ty liên doanh liên kết của VNSteel chiếm 15% tổng tài sản với khoản lớn nhất là 906 tỷ đầu tư vào Công ty TNHH Khoáng sản Luyện kim Miền Trung, 795 tỷ đầu tư vào Công ty TNHH Thép Vinakyoei và đứng thứ 3 là khoản 325 tỷ đầu tư vào Công ty Tôn Phương Nam.

 

                                                                                                                                                                                                     Nguồn: Cafef.vn

 

Thép từ Trung Quốc vẫn ồ ạt về

TT - Theo Tổng cục Hải quan, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc tính đến cuối tháng 4-2015 lên tới 2,3 triệu tấn, tăng 80,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngành thép: Tập trung cho thị trường nội địa

Năm nay các DN ngành thép sẽ phải cạnh tranh vô cùng gay gắt bởi thép nhập khẩu từ một số nước vào Việt Nam đã được giảm thuế rất nhiều so với trước đó.

Thuế Nhập Khẩu Thép về 0%

 

“Nếu Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan (VCUFTA) kết thúc đàm phán vào cuối năm nay, và dự kiến 167 mã hàng hóa đang đàm phán được đưa ngay về mức thuế suất 0% từ năm 2015, trong đó có 41 mặt hàng thép thì khả năng “xoá sổ” hàng loạt các doanh nghiệp (DN) ngành thép trong nước là hiện hữu”. Chủ tịch Hiệp hội Thép VN - ông Hồ Nghĩa Dũng khẳng định điều này với phóng viên Lao Động.

Trong khi đó, ngày 12.9, Vụ Thị trường Châu Âu (Bộ Công Thương) đã có công văn để trấn an dư luận rằng sẽ không có việc “phá sản hàng loạt” đối với ngành công nghiệp thép. Trong quá trình đàm phán mở cửa thị trường sẽ trên nguyên tắc cân bằng lợi ích tổng thể giữa 2 bên, có đi có lại.

Việt Nam cũng có lợi

Trả lời câu hỏi của PV Lao Động về lo ngại của các DN ngành thép khiến Hiệp hội Thép VN 2 lần gửi công văn lên các bộ: Tài chính- Công Thương kiến nghị về phương án thuế nhập khẩu (NK) của VN khi đàm phán Hiệp định VCUFTA, cần có lộ trình để DN trong nước đủ sức cạnh tranh, thời điểm 2015 đưa thuế NK về 0% là quá gấp, một lãnh đạo Vụ Thị trường Châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết: Trước xu thế hội nhập và giảm dần lộ trình thuế quan, hiện VN đang tích cực đàm phán khoảng 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) trong năm nay.

Riêng với mặt hàng thép, không phải tất cả trên 40 mặt hàng VSA đề nghị bảo lưu lộ trình cắt giảm thuế đều có trong danh mục Liên minh Hải quan đề nghị cắt giảm. Chỉ có khoảng 20 mặt hàng trong danh mục này, trong khi Liên minh Hải quan có thể cung cấp cho VN nhiều mặt hàng sắt thép VN không sản xuất, đang phải NK hoàn toàn. Như vậy, chúng ta thực hiện việc đàm phán theo nguyên tắc có đi, có lại, cân bằng lợi ích tổng thể chung. Đối với kiến nghị của Hiệp hội Thép, trong quá trình đàm phán, Bộ Công Thương sẽ cân nhắc một số mặt hàng có độ nhạy cảm lớn sẽ cho phép có lộ trình cắt giảm thuế nhất định (không phải ngay lập tức về mức thuế suất 0% khi hiệp định có hiệu lực) hoặc đàm phán để áp dụng quota đối với các nhóm hàng này.

Trong một thông báo, Bộ Công Thương cũng khẳng định: “Không có căn cứ xác đáng trước lo ngại ngành thép sẽ bị phá sản khi VCUFTA được ký kết”. Về mặt địa lý, Bộ Công Thương lập luận, những trung tâm sản xuất thép của Nga tập trung ở miền Trung nước Nga, cách Viễn Đông, xa hơn khoảng cách từ Viễn Đông đến VN. Vì vậy, việc chuyên chở sắt thép từ các nhà máy này qua Viễn Đông, về VN sẽ rất khó cạnh tranh được với các mặt hàng sắt thép tương tự đang lưu hành trên thị trường VN.

Lo ngại “phá sản” cũng có cơ sở

Với năng lực sản xuất hiện tại, ngành thép VN đang ở trong tình trạng cung vượt xa cầu. Thời gian qua, các nhà máy thép VN đều hoạt động cầm chừng, không đạt đến công suất thiết kế, quy hoạch do nhu cầu thị trường gặp nhiều khó khăn. Với mức thuế NK hiện tại từ 5 - 10%, ngành thép trong nước đã phải vật lộn với thép NK từ Trung Quốc, thì nay với thuế suất 0%, các sản phẩm thép của “người khổng lồ” Nga đổ bộ vào VN thì thép xây dựng trong nước “chết chắc” - khẳng định của VSA khi nhận định về thị trường thép VN. Theo đó, hiệp hội này kiến nghị liên bộ Tài chính- Công Thương cần đưa ra lộ trình thích hợp, khoảng thời gian đưa thuế về 0% lên tới 10 năm phù hợp với cam kết hội nhập WTO.

Nhiều ý kiến các DN sản xuất kinh doanh thép cũng bày tỏ quan ngại về khả năng cạnh tranh không cân sức này. Chủ tịch HĐQT Cty CP ống thép Việt - Đức, ông Lê Minh Hải, nhận định: Khả năng cạnh tranh là cực kỳ khó khăn, bởi các nhà máy thép VN phần lớn quy mô nhỏ, chưa hết khấu hao, phải phụ thuộc vào nguyên liệu quặng NK, trong khi Nga là một “đại gia” trong ngành sản xuất thép đứng thứ 5 về sản lượng thép thô thế giới với công suất gần 70 triệu tấn (riêng XK của Nga là 23,6 triệu tấn - đứng đầu về lượng XK thép của thế giới). Các nhà máy thép của Nga có quy mô lớn, lại luyện thép trực tiếp từ nguồn quặng sẵn có, nên chủ động nguồn nguyên liệu...

Ý kiến của Bộ Công Thương cho rằng cự ly vận chuyển thép từ các trung tâm sản xuất thép của Nga còn xa hơn khoảng cách từ Viễn Đông về VN, nên khó cạnh tranh được với các mặt hàng thép tương tự tại VN, ông Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, chi phí vận chuyển từ Nga về VN ước tính khoảng 20USD/tấn, bình quân chỉ khoảng 15-18 USD/tấn, trong khi nhiều chi phí khác có lợi hơn. Nếu thuế suất còn 0%, thì thép Nga về VN vẫn cạnh tranh. Ông kiến nghị, liên bộ cần đàm phán, đưa mặt hàng thép xây dựng VN vào mặt hàng được bảo hộ, có lộ trình để phát triển ngành sản xuất thép trong nước.

Tại khóa họp lần thứ 17 Uỷ ban Liên Chính phủ Việt - Nga vừa diễn ra tại thành phố Vladivosok, LB Nga từ ngày 3-6.9, cho thấy: Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa VN_ LB Nga năm 2013 mới đạt 2,758 tỉ USD, tăng 12,61%. Trong 7 tháng đầu năm nay chỉ đạt 1,52 tỉ USD, giảm 1% so với cùng kỳ 2013. Một trong những mục tiêu 2 bên nhất trí đạt được là phấn đấu kết thúc đàm phán để ký kết Hiệp định FTA giữa VN và Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan vào đầu năm 2015. Điều này đồng nghĩa với việc đàm phán mở cửa hàng hoá sẽ được thúc đẩy nhanh hơn.

 

 

Nguồn: satthep.net

SẢN PHẨM

 

LIÊN HỆ

 

map Số 193 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
phone (028) 3829.4623 - (028) 3823.0078
fax (028) 3829 0403 - (028) 38275693
Untitled-3 Email: kimkhitp@metalhcm.com.vn